I – Hyaluronic acid là gì?
Có thể bạn chưa nghe đến axit hyaluronic nhưng thực tế, cơ thể chúng ta tự sản sinh chúng. Thành phần này được tìm thấy với nồng độ cao nhất ở các dịch lỏng trong mắt và khớp. Nếu được sử dụng làm thuốc, hoạt chất này thường đươc chiết xuất từ mào gà trống hoặc các loại khuẩn trong phòng thí nghiệm.
Hyaluronic Acid được ứng dụng trong điều trị rối loạn khớp (kể cả viêm khớp), được sử dụng trong phẫu thuật mắt (bao gồm đục thủy tinh thể, ghép giác mạc, điều chỉnh võng mạc, các trường hợp tổn thương mắt khác)
Trong làm đẹp, thành phần này được sử dụng làm chất bơm môi, chất chữa lành da (chữa các vết thương bỏng, loét da), chất dưỡng ẩm và đặc biệt là giảm quá trình lão hóa. Trong thực tế, Acid Hyaluronic đã được quảng bá như một tượng đài tuổi trẻ.
Hyaluronic Acid thường được bắt gặp trong các dạng hợp chất sau:
- hydrolyzed hyaluronic acid (Hyaluronic acid thủy phân)
- sodium acetylated hyaluronate (Natri acetyl hóa hyaluronate)
- sodium hyaluronate (Natri hyaluronate)
II – Khi nào nên sử dụng Hyaluronic Acid?
Sau đây là một số trường hợp bạn nên tìm đến Hyaluronic Acid
➥ Khi bạn cảm thấy lo lắng về các vấn đề lão hóa
Lượng Hyaluronic Acid trong cơ thể sẽ suy giảm dần theo thời gian. Quá trình thay thế tế bào mới trong cơ thể cũng dần trở nên chậm chạp và làm xuất hiện các nếp nhăn cũng như các lốm đốm, thâm sạm…
Chính vì thế để có thể duy trì được tuổi xuân của mình, kết hợp Axit Hyaluronic vào công thức chăm sóc da và chống lão hóa mỗi ngày là một trong các ý tưởng vô cùng hiệu quả.
➥ Khi da của bạn bị mất nước
Khác với da khô, tình trạng da mất nước sẽ gây ra các vấn đề da nhăn nheo, chảy xệ, xỉn màu. Không dừng lại ở đó, da trở nên thô ráp và nhạy cảm. Đấy là dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung Hyaluronic Acid trong skincare routine của mình.
Thành phần này có khả năng giữ được gấp 1000 lần trọng lượng của nó. Do đó, sử dụng H.A để khóa ẩm, dưỡng ẩm trong suốt ngày dài sẽ vô cùng hiệu quả.
III – Tác dụng phụ của Hyaluronic Acid?
HA được ghi nhận là an toàn khi uống/ sử dụng trên da hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể. Rất ít trường hợp dị ứng với chất này.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú cần phải chú ý khi sử dụng Hyaluronic Acid. Các nhà khoa học chưa xác minh được rằng thành phần này khi tiêm/ uống hay thoa lên da liệu có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ hay em bé không. Do vậy, bạn nên thận trọng và tránh sử dụng.
IV – Cách sử dụng Acid Hyaluronic
Hiện nay người ta có thể sử dụng Hyaluronic Acid bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là uống hoặc thoa. Vậy hình thức sử dụng nào sẽ tốt hơn? hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé
Cách dùng Hyaluronic Acid dạng uống
Do HA là chất có sẵn trong cơ thể nên nhiều người tin rằng việc uống HA sẽ tốt hơn là sử dụng mỹ phẩm. Bạn có thể ngăn ngừa tối đa tình trạng da lão hóa, nhăn nheo từ ngay bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng phù hợp với dạng uống. Đồng thời Axit Hyaluronic như một loại thực phẩm chức năng, chính vì thế cần duy trì trên tầm 4 tháng, nếu sử dụng lâu nhưng chưa có kết quả các bạn nên dừng lại và nhớ hãy dùng theo liều lượng của bác sĩ.
Cách dùng Hyaluronic Acid dạng thoa
Việc thoa trực tiếp Hyaluronic Axit lên da sẽ mang đến một số ưu điểm như: quá trình điều trị sẽ được tập trung hơn mà không phân tán như khi uống. Nhờ đó, rút ngắn thời gian thấy được hiệu quả.
Bên cạnh đó việc thoa cũng đòi hỏi sự kiên trì và đều đặn, nếu ngưng giữa chừng thì bao công sức trước đó coi như vô ích.
V – Đi tìm các sản phẩm chứa HA tốt nhất
Trước khi liệt kê các sản phẩm chứa Hyaluronic được ưa chuộng nhất, chúng tôi xin viết vài lưu ý dành cho bạn muốn sử dụng
1. Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm
Nếu bạn đang dùng sản phẩm dưỡng ẩm, rất có thể sản phẩm đã chứa sẵn HA. Tuy nhiên, bạn cần xem xét liều lượng của nó. Nhiều sản phẩm đề cập đến Hyaluronic trong công thức nhưng hàm lượng nhỏ, ít có hiệu quả.
Khi lựa chọn sản phẩm, hãy chắc chắn rằng hoạt chất này nằm ở top đầu bảng thành phần. Ngoài ra, do HA là đại phân tử, nếu không được pha chế tốt thì sẽ không hấp thụ vào da.
Bạn cũng nên tìm kiếm các thành phần khác trong bảng thành phần như ceramides, peptides, niacinamide và các chất chống oxy hóa khác. Cuối cùng, hãy ưu tiên tìm đến các sản phẩm không paraben, không fragrance
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét