Chào mừng bạn đến với Website NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
  • 5
  • Giỏ hàng

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Ngày sản xuất là gì? Nguyên liệu làm thuốc dùng cho người thì có bắt buộc phải có thông tin ngày sản xuất không?

18/10/2023
Admin
[tintuc]




Ngày sản xuất hàng hóa có được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch không? Nguyên liệu làm thuốc dùng cho người thì có bắt buộc phải có thông tin ngày sản xuất không? Đây là câu hỏi của anh K.H đến từ Vĩnh Long.


Ngày sản xuất là gì?

Ngày sản xuất được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa hoặc lô hàng hóa đó;

Theo đó, ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa hoặc lô hàng hóa đó.

Ngày sản xuất là gì? (Hình từ Internet)






Ngày sản xuất hàng hóa có được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch không?

Ngày sản xuất hàng hóa có được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch không, thì căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Ngày sản xuất, hạn sử dụng
1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
“ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
2. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
3. Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
4. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.

Theo đó, ngày sản xuất hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.

Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.

“ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.

Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.

Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

Như vậy, ngày sản xuất hàng hóa không được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch.
Nguyên liệu làm thuốc dùng cho người thì có bắt buộc phải có thông tin ngày sản xuất không?

Nguyên liệu làm thuốc dùng cho người phải có thông tin được quy định theo Phụ lục I kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:

- Tên nguyên liệu làm thuốc;

- Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;

- Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;

- Quy cách đóng gói;

- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;

- Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;

- Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;

- Hạn dùng của nguyên liệu làm thuốc;

- Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.

Như vậy, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người thì bắt buộc phải có thông tin ngày sản xuất.

Nguyễn Nhật Vy

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ngay-san-xuat-la-gi-nguyen-lieu-lam-thuoc-dung-cho-nguoi-thi-co-bat-buoc-phai-co-thong-tin-ngay-san-134260-118062.html


[/tintuc]